Home Tiểu thuyết audio Chim Quyên Xuống Đất

Chim Quyên Xuống Đất

154
0

Quang.name.VNCa dao Nam Bộ có hình ảnh con chim nhỏ xíu, lanh lợi: chim quyên. Chim quyên xuống đất ăn mồi… Chim quyên ăn trái nhãn lồng… Chim quyên xuống núi ăn trùn/ Anh hùng lở vận lên rừng đốt than, song, nhân vật chủ động trong cuốn tiểu thuyết Chim quyên xuống đất của Sơn Nam đâu phải là anh hùng và chưa hẳn đã lỡ vận lên nguồn đốt than mà chờ thời như lời lẽ trong ca dao.

♥ ♥ ♥ ♥ ♥

Đây là trường hợp của một thanh niên trong hoàn cảnh riêng biệt: sinh trưởng ở miền duyên hải vịnh Xiêm La, tuổi đã hơn 20 vào những nǎm lịch sử 1943 – 1945, khi chuẩn bị đứng lên đáp lời kêu gọi tha thiết của sông núi, thời Pháp – Nhật thuộc. Tiểu thuyết được trình bày theo lối truyện ký với những tình tiết ly kỳ cùng các gút thắt – mở đầy hấp dẫn. Nếu những biến cố lớn của lịch sử là đúng sự thật, thì tên nhân vật chính, nhân vật phụ, tên địa phương, vài sự kiện… đều do tác giả tưởng tượng mà ra.
Với Chim quyên xuống đất, Sơn Nam chứng tỏ mình không hề coi nhẹ những mũi nhọn nghệ thuật xoáy vào tiềm thức người thưởng ngoạn. Người đọc bắt gặp luôn những hình ảnh sống động và thật dễ thương dù là văn tả cảnh…

Ảnh mang tích chất minh họa – Quang.name.Vn

”… Sương cuồn cuộn tràn tới từ lượn sóng dài. Hàng cây so đũa khuất hẳn. Rặng trâm bầu có lẽ lù mù đằng kia. Sĩ nhớ kỹ chỗ đó, từ hai năm nay, lúc mới trồng, cây tơ le te đâm chồi… Lớp sương trôi đến đó dội lại, rối rắm như dải lụa nhàu nát. Qua rặng trâm bầu, con đường ngoằn ngoèo không thấy gì rõ rệt nữa. Phía xa kia, trước mặt anh là phía mái trường thân yêu…
…Tháng này, tháng năm rồi mà sương còn mịt trời như hồi tháng giêng. Thứ mù sương ở miệt Tân Bằng này, chỗ khác không có. Dày đặc không thấy đường… không thấy sao trên trời, không thấy trăng, ngoại trừ đêm rằm..”

Vạch một chân trời là câu chuyện diễn ra vào giữa thế kỷ XIX ở vùng U Minh, nơi cuối trời Tổ quốc. Những người nông dân chân chất với mong muốn tìm thấy kho tàng của quan quân chúa Nguyễn trên đường bôn tẩu đã tìm đến đất U Minh. Ở đó, họ đã phát hiện những bí mật tiềm ẩn trong lòng U Minh và bằng tất cả tình yêu đất đai Tổ quốc, đã ngoan cường mưu trí đánh đuổi bọn cướp biển Tàu Ô – một nhánh của Thiên Địa Hội đang làm mưa làm gió trên vùng biển Đông Nam Châu Á. Xen giữa những mưu toan của người nầy kẻ khác là câu chuyện tình cảm động của Hai Tam và Nhung – những người trẻ được sinh ra và lớn lên trên vùng đất mới…
”… Mấy con khỉ đột hái trái bần ném xuống như trêu ghẹo đoàn người đi săn cọp. Trưa đó con Nhung còn nhớ rõ, nó bắt đầu nhuốm bịnh, mình mẫy nóng ran. Sáu Hiền lo sợ khi người hàng xóm bàn tán:
– Miệng đàn bà con trẻ thường nói chuyện linh thiêng, chắc là con Nhung gặp… ma cọp.
Sáu Hiền đã hiểu rằng con Nhung có thể mang bịnh vì nó bị oan hồn cô gái năm xưa quở trách. Rạch Ông Rầy nổi danh là linh thiêng, có cô hồn. Cô gái bị cọp vồ thuở trước đã hiện về làm điềm cho dân trong xóm, đòi ăn. “Con Nhung thấy bóng dáng con cọp thiệt”. Thế là dân trong xóm bàn chuyện cúng tế. Sau buổi tiệc của bà con, con Nhung bỗng hết đau nhờ uống một chén tàn nhang.
Giờ đây, nó đã lớn khôn, đến tuổi dậy thì. Nó đang làm một chuyện táo bạo: nó bỏ nhà ra đi, đi tận rừng U Minh để xây tổ uyên ương với Hai Tam. Thừa dịp này, lão thầy rắn cũng trốn luôn…”

Tác giả: Sơn Nam
Giọng đọc: Phương Linh

Thu Gọn Nội Dung

Bạn muốn gửi Bình luận

Loading Facebook Comments ...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here