
Tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức Bà ra đời vào năm 1831. Đây là giai đoạn mà sự tài hoa trong sáng tác của Victor Hugo được xem là chạm đến đỉnh cao, ông dùng ngòi bút phục vụ đấu tranh, cổ vũ nhân dân, dùng những con chữ của mình hóa thành thứ vũ khí sắc sảo tố cáo tội ác bất công.
Nguồn cảm hứng để ông tạo nên Thằng gù nhà thờ Đức Bà là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất nước Pháp: nhà thờ Đức Bà. Qua đó ông muốn lưu giữ hình ảnh ngôi nhà thờ cổ kính, sừng sững, uy nghiêm vượt lên trên tất cả biến cố, sống mãi với thời gian.
♥ ♥ ♥ ♥ ♥

Thiên tiểu thuyết xuất bản được chia làm mười một quyển. Câu chuyện xoay quanh mối tình đầy bất hạnh, nghiệt ngã giữa Quasimodo và Esméralda. Lấy bối cảnh nước Pháp thời Trung cổ, ông đưa chúng ta đến với một hình ảnh nước Pháp đầy tăm tối với những kẻ lang thang, ăn mày, trộm cắp.
Esméralda là một cô nàng xinh đẹp hành nghề múa rong trước quảng trường của nhà thờ Đức Bà. Cô xuất hiện kéo theo tình yêu của ba người đàn ông, cả ba đều là những mối tình đầy sai trái.
Người đầu tiên đại úy Phoebus, là người mà nàng Esméralda dâng trọn trái tim. Trớ trêu thay anh chàng lại là kẻ trăng hoa, lừa dối, sớm đã có vị hôn thê và chỉ xem nàng như một phương tiện thỏa mãn nhục dục.

Tiếp theo ta kể đến tình yêu đầy cấm kị của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda. Từ lâu, ông được xem là biểu tượng của sự khổ hạnh gần như tuyệt đối, là người nhận được nhiều sự tín nhiệm trong nhà thờ.
Thế nhưng, ông không cưỡng lại được sự cám dỗ của Esméralda. Tình yêu mà phó giám mục dành cho nàng là tình yêu đầy tính chiếm hữu, ích kỷ, là thứ tình cảm bệnh hoạn, biến chất mà nơi đó bóng tối đã ngấu nghiến, đè nát sự thánh thiện.
Người cuối cùng cũng là người đặc biệt nhất. Nhân vật chính Quasimodo dưới ngòi bút của Victor Hugo hiện lên với một hình nhân dị dạng, một con quái vật thật sự với vẻ ngoài không một ai dám đến gần, là chàng trai tật nguyền, méo mó, thảm hại, bị xã hội khinh thường.
(…)
Người dịch: Đang cập nhật
Giọng đọc: Đang Cập Nhật
Nguồn:Sưu tầm từ Enternet
Bạn muốn gửi Bình luận