
Mấy Lời Mở Đầu Bạn đọc quí mến!
Cuốn tiểu thuyết này được viết nên từ những trải nghiệm của riêng tôi và lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử có thật Chiến dịch Đường 9- Nam Lào mùa xuân năm 1971 (Phía quân đội của chế độ cũ ở Sài Gòn gọi là Cuộc hành quân Lam Sơn 719). Tuy nhiên cuốn sách này được viết theo ngôn ngữ và bút pháp của thể loại tiểu thuyết, về bản chất nó là một tác phẩm văn học hư cấu. Vì vậy, rất mong bạn đọc đừng thất vọng nếu như nhận thấy một vài sự việc, con người được mô tả trong cuốn sách này không hoàn toàn giống như trong thực tế đã diễn ra.Trong cuốn sách tôi cũng có sử dụng tên của một vài nhân vật có thật, chỉ đơn giản vì họ là những nhân vật khá đặc biệt, sử dụng những cái tên ấy sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung ra cái khung của các sự kiện được lấy làm nền tảng cảm hứng cho cuốn sách mà thôi, tuyệt nhiên không vì thế mà thay đổi bản chất tư duy nghệ thuật của tác giả. Nếu thấy bất tiện, bạn đọc có thể tùy tiện thay tên những nhân vật đó bằng những cái tên khác.
Cuốn sách này tôi dành tặng cho đồng chí đồng đội thuộc Trung đoàn 64 Sư đoàn 320, những người đã góp phần làm nên nhửng chiến công vang dội trên chiến trường Đường 9 – Nam Lào mùa xuân năm 1971.
♥ ♥ ♥ ♥ ♥
Tiểu đoàn trưởng Kiều Bá Thịnh trở về đội hình hành quân cùa tiểu đoàn vào lúc rạng sáng, sau hơn một giờ được gọi lên hội ý với Ban chỉ huy trung đoàn. Anh cũng như các cán bộ chỉ huy được dự cuộc hội ý đều tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí ít nhiều hụt hẫng, tưng hửng, khi được nghe trung đoàn trưởng Đồng Duy Tiên phổ biến mệnh lệnh của sư đoàn trưởng vừa chuyển tới bằng vô tuyến điện. Mệnh lệnh đó chỉ tóm lại trong vài câu, trung đoàn 3 cùng với đội hình của sư đoàn tạm thời ngừng cuộc hành quân ra Bắc, dừng lại đóng quân tại vùng Tây Quảng Bình chờ lệnh mới. Mệnh lệnh này quả là “khó nuốt” khi cả sư đoàn đang hăm hở nước “mã hồi”.

Sau hai năm chiến đấu tại chiến trường Bắc Quảng Trị, những tưởng phen này được trở về hậu phương, nghĩa là được trở về Miền Bắc hẳn hoi để xây dựng, củng cố, lấy lại phong độ thực sự của một sư đoàn chủ lực của Bộ, rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện trở lại chiến trường đánh đấm cho ra trò. Khi bắt đầu rời chiến trường hành quân về hậu phương, ai cùng hăm hở vui mừng. Dọc đường hành quân, lính chỉ nói chuyện quê hương, nhiều người còn bộc lộ nhữngdự định khá “lãng mạn” như cưới vợ, sinh con, thậm chí có anh còn nuôi mộng được giải ngũ trở vể nhà để đi học một nghề mới để “thoát li” chứ không chịu trở về làm anh nông dân suốt ngày theo sau đít con trâu nữa.
Ai cũng biết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn rất lâu dài, nhưng cũng chẳng ai hăm hở muốn nhanh chóng trở lại chiến trường để ngày đêm đối mặt với bom đạn, hiểm nguy đùa giỡn với tử thần. Chuyện đó bây giờ hãy để cho đám lính mới, hoa thơm mỗi người ngửi một tý chứ. Đó là tâm sự thật, lính ngồi tráng vẫn nói công khai với nhau, chẳng sợ bị cán bộ trù úm. Thì lòng vả cũng như lòng sung thôi. Cán bộ cũng thích nói tới một
thời gian được nghỉ ngơi dài dài ở hậu phương. Chỉ những khi nào cần động viên lính, quán triệt các nghị quyết hay nói trên diễn đàn họ mới lên giọng hăng hái nói tới việc tha thiết mong mỏi được trở lại chiến trường, tiếp tục chiến đấu để nhanh chóng đi tới ngày thắng lợi cuối cùng.
Họ nghĩ vậy, mong mỏi như vậy không phải họ không yêu nước, không phải họ đã sa sút ý chí chiến đấu, mà chỉ đơn giản vì họ đã quá mệt mỏi sau hai năm chiến đấu không nghỉ trên chiến trường
…
Tiểu đoàn trưởng Thịnh cũng vậy. Anh thất vọng vi hành trình
về hậu phương đã sớm bị gián đoạn. Anh cũng đủ thông minh khi
để hiểu rằng, nếu sư đoàn được lệnh dừng lại ở đây thì thời gian được xả hơi thực sự sẽ không nhiều. Từ vùng đứng chân này đơn vị anh có thể trở lại chiến trường bất kì lúc nào.
Mới chỉ tạm dừng chân gần một giờ đồng hồ nhưng lính tráng
đã tranh thủ lăn ra ngủ khắp mọi bờ bụi dọc hai bên đường hành quân. Không bỏ phí phút nào. Chính trị viên Cấn Huy Pho và các trợ lí trong Ban chỉ huy tiểu đoàn cũng đã nằm rải rác bên vệ đường mà ngủ say như chết. Như vậy mới là lính chiến thứ thiệt. Chỉ còn hai cậu trinh sát tiểu đoàn được phàn công cảnh giới đội hình là còn tỉnh táo.
Thủ trưởng về rồi ạ? Hội ý gì mà lâu thế?
– ừ có chuyện mà… Cậu liên lạc đâu rồi?
– Nó nằm đầu đó. Chắc đang ngủ say.
Cậu Vân liên lạc của anh tựa vào một gốc cây, nửa nằm nửa ngổi, ba lô vẫn sau lưng, súng ôm trong lòng, ngáy pho pho, miệng liên tục chép chép như vừa được chén món gì đó ra trò. Lay mãi hắn không tỉnh, Thịnh phải thẳng chân đá vào hông mấy cái nó mới hốt hoảng vùng dậy,
– Đi tiếp… đi tiếp hả?
– Tinh ngủ chưa? Đi truyển lệnh cho các đại đội đánh thức bộ đội dậy, chuẩn bị hành quân. Mời các đại đội trưởng và chính trị viên lên đầu đội hình hội ý. Rõ chưa?
Vân vừa ngáp vừa càu nhàu:
– Rõ. Sáng bạch đến nơi rồi. Cho lính ngủ luôn một giấc, mai đi, có hơn không?
Chính trị viên Pho cũng vừa tỉnh dậy, nghe loáng thoáng có tiếng của tiểu đoàn trưởng. Anh xốc lại ba lô, đứng dậy tiến vể phía tiểu đoàn trưởng, hỏi:
– Anh Thịnh về rổi hả? Có chuyện gì mà hội ý, hội báo lâu thế?
Thịnh vừa ngáp vừa uể oải trả lời:
– Chán mớ đời. Đơn vị mình được lệnh dừng lại rổi. Không
– Sao lại dừng? Chính trị viên Pho ngạc nhiên hỏi lại.
– Dửng là dừng, chứ sao? Lệnh trên là thế.
– Con khỉ!
– Khỉ à?
– Là nói… lệnh trạng cái đồ con khỉ! Lính đang phấn chấn vì được về Bắc. – Bây giờ biết động viên làm sao đây?
Thịnh bật cười khô khốc:
– Đó là việc của ông. Phát huy vai trò đi chứ! Chính trị tư tưởng phải luôn là kim chỉ nam.
– Giá nó tiếp tục chỉ Bắc thì tốt hơn – Chính trị viên Pho làu bàu – Có lẽ cấp trên cho lính nghỉ một vài ngày trước khi tiếp tục hành quân ra Bắc.
– Thế thì còn nói làm gì. Mệnh lệnh rõ ràng, toàn Sư đoàn dừng lại tại Quảng Bình để củng cố lại lực lượng, sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.
– Toi rồi. Mình đã viết thư báo tin cho vợ rằng phen này nhất định sẽ được về phép để kiếm một thằng cu. Nếu sớm quay vào chiến trường thì coi như đi đứt!
Thịnh bỗng bật cười:
– Có khi cậu phải nhờ đến anh em dân quân thôi………..
(…)
Giọng đọc: Đang Cập Nhật
Nguồn:Sưu tầm từ Enternet
Bạn muốn gửi Bình luận